TỔNG HỢP CÁC NGÀY LỄ TRONG NĂM

CÁC NGÀY LỄ TRONG NĂM

Dù là Việt Nam hay toàn thế giới thì trong năm đều có những ngày lễ đặc biệt. Mỗi một ngày lễ đều ghi dấu cột mốc ý nghĩa và quan trọng riêng.Hãy cùng  điểm qua danh sách các ngày lễ trong năm chính xác và đầy đủ nhất qua bài viết sau đây!

1. TẾT DƯƠNG LỊCH

Việt Nam cũng đón mừng Tết Dương lịch vào ngày 01 tháng 01 hàng năm.

Do Tết Tây được xem như một dịp lễ hội “du nhập” vào Việt Nam trong thời gian tương đối gần đây, hầu hết các hoạt động mừng Năm mới đều tương tự với truyền thống tại các nước phương Tây. Tuy nhiên, các bạn chắc chắn sẽ tìm thấy được những nét đặc sắc về văn hóa và ẩm thực địa phương trong dịp lễ hội này tại Việt Nam.

Vào đêm trước thềm năm mới Dương lịch, tức là đêm 31 tháng 12, người Việt thường thức khuya hơn để dành thời gian vui chơi với gia đình hoặc bè bạn thông qua các hoạt động ăn uống và xem biểu diễn bắn pháo hoa. Nhiều người ra đường vui chơi, tổ chức tiệc tùng trọn đêm, tham gia các sự kiện mừng Năm mới (nhiều khi chỉ để vui chơi) hoặc tìm hiểu bói toán về vận hạn của bản thân trong năm mới.

2. TẾT NGUYÊN ĐÁN

Tết Nguyên Đán theo truyền thống của người Việt Nam cũng như hầu hết các dân tộc khác tại châu Á bắt đầu từ ngày đầu tiên của tháng Giêng Âm lịch hàng năm, thường rơi vào cuối tháng 01 hay đầu tháng 2 Dương lịch.

Đây là một trong các ngày lễ lớn trong năm được tổ chức rầm rộ và sôi nổi nhất.

Tết Nguyên đán không đơn thuần là một ngày lễ thông thường, mà đây còn được gọi là “Ngày đoàn tụ”.

Dù cho bất kỳ ai có bận rộn công việc như thế nào, thì Tết Nguyên đán cũng chính là dịp để họ trở về quê hương của mình, cùng với gia đình đón những ngày đầu năm mới thật ý nghĩa và hạnh phúc.

Theo truyền thống, người Việt sẽ dọn dẹp sạch sẽ nhà cửa trước Tết để “dọn sạch” mọi điều xui rủi và xấu xa tích tụ từ năm trước. Tuy nhiên, không nên quét dọn vào những ngày Tết. Trẻ con có thể mặc quần áo mới và mang giày dép mới trước Tết nhưng không nên mặc và mang chúng cho đến khi qua năm mới, người lớn thường chuẩn bị những bao lì xì đỏ xinh xắn để tặng cho con cháu. Mục đích của phong bao này được xem như là lời cầu bình an, hy vọng người nhận luôn được vui vẻ, hạnh phúc cho cả năm.

Trong ba ngày Tết, người ta sẽ viếng thăm thân nhân và bạn bè, đến đền chùa hay nhà thờ. Người Việt có truyền thống cúng bái tổ tiên hoặc suy nghiệm về những việc đã từng làm ở năm trước vào dịp Tết.

Người Việt thường trang hoàng nhà cửa để đón Tết. Những thành viên trong gia đình thường tụ họp lại để cùng đón năm mới quanh những mâm cỗ thịnh soạn và các loại bánh mứt đã được chuẩn bị từ trước Tết.

3. NGÀY LỄ TÌNH NHÂN 

Ngày Valentine 14/2 hay còn gọi là ngày lễ tình nhân đây là dịp để cho trai gái biểu lộ tình cảm hay tỏ tình với đối phương của mình

Theo một truyền thuyết có từ lâu đời truyện kể rằng, ở một xứ sở xa xôi, có một vị hoàng đế độc tài muốn ngăn cấm nam nữ yêu nhau. Nhưng dù ông ta có ngăn cấm bằng mọi cách thì những người yêu nhau vẫn đến với nhau.

Cảm động trước những tình cảm chân thành này, giám mục Valentine đã hi sinh sự sống của mình để cùng những cặp tình nhân đến với Thiên đường. Ngày ra pháp trường, vị linh mục để lại vài dòng ngắn cảm ơn cô về tình bạn và lòng trung thành của cô. Ông ký tên “Tình yêu từ Valentine của bạn”. Thông điệp này được viết vào ngày 14 tháng Hai, năm 269 sau công nguyên.

Và ngày lễ Tình yêu ra đời! Valentine là dịp để những người yêu nhau bày tỏ tình cảm của mình với nửa còn lại. Vào ngày này, người ta tặng nhau chocolate, hoa hồng đỏ cùng những tấm thiệp chan chứa yêu thương...

Hoa hồng và chocolate là 2 món quà vô cùng tinh tế, quan trọng. Bởi vì hoa hồng đỏ được coi là hoa thánh dành cho Thần Vệ nữ, nữ thần sắc đẹp, màu đỏ tượng trưng cho tình yêu mãnh liệt. Hoa hồng đỏ thể hiện tình yêu của đôi lứa được xây nên từ chính những dòng máu đỏ lấy ra từ tim. Những cái gai của hoa hồng như những khó khăn và trắc trở sẽ gặp phải trên suốt quãng đường tình sẽ đi qua, nhưng ai đủ can đảm vượt qua thì sẽ đạt được tình yêu nồng thắm và cháy bỏng.

Khi bạn tặng cho một ai đó đóa hoa hồng đỏ nghĩa là bạn đã trao cho người ấy thông điệp cực kỳ quan trọng “I love you”.

Chocolate trở thành quà tặng trong ngày Valentine bắt đầu từ năm 1902. Một trong những slogan được dập nổi trên những miếng chocolate là "Be Mine" (Hãy là của anh/em). Nếm một miếng chocolate bạn sẽ cảm nhận được đầy đủ các vị : chát đắng, ngọt bùi... Cũng giống như khi bạn nếm trải tình yêu có khi ngọt ngào, có lúc đắng chát, nhưng tình yêu luôn mang đến cho con người sự thích thú khi được trải nghiệm nó.

4. NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN

Ngày này 3-2-1930. Hội nghị hợp nhất các tổ chức đảng cộng sản họp ở bán đảo Cửu Long thuộc Hong Kong (Trung Quốc). Cuộc họp dưới sự chủ trì của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.

Sau cuộc họp này đã quyết định thống nhất các tổ chức cộng sản ở nước ta thành một Đảng duy nhất. Qua cuộc họp thống nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. Như vậy hằng năm thì ngày 3 tháng 2 sẽ là ngày kỷ niệm Đảng cộng sản Việt Nam ra đời.

  • Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra đời với Cương lĩnh chính trị đầu tiên. Nó đã mở ra thời kì mới cho cách mạng Việt Nam – thời kì đấu tranh giành độc lập dân tộc tiến lên chủ nghĩa xã hội. Nó đã mở ra con đường mới trong sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân.Việc cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã ra đời. Nó đã xác định được những nội dung cơ bản nhất của con đường cách mạng Việt Nam. Đáp ứng được những nhu cầu bức thiết của lịch sử bấy giờ.

Đảng đã trở thành ngọn cờ tập hợp, đoàn kết thống nhất các tổ chức cộng sản, các lực lượng cách mạng và toàn thể dân tộc.

  • Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là thành quả to lớn. Đây là sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Điều này chứng tỏ giai cấp công nhân Việt Nam đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng. 

5. NGÀY THẦY THUỐC VIỆT NAM

Ngày Thầy thuốc Việt Nam là ngày 27 tháng 2, bắt đầu từ sau năm 1955, gắn với sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh viết thư gửi Hội nghị cán bộ ngành y tế. Bộ Y tế Việt Nam đã lấy ngày 27 tháng 2 làm ngày truyền thống của ngành. Ngày 6 tháng 2 năm 1985, Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã đưa ra quyết định ngày 27 tháng 2 hằng năm là "Ngày Thầy thuốc Việt Nam" nhằm nêu cao trách nhiệm và tài trí của người cán bộ y tế trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Ý nghĩa ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2 là để tôn vinh những cống hiến của các y, bác sỹ đã vất vả, chăm sóc sức khỏe, cứu chữa bệnh nhân, đồng thời tìm ra những công trình khoa học mới, giúp công việc chữa bệnh thuận lợi và nhanh chóng hơn.

Như lời Bác Hồ từng dạy: "Lương y như từ mẫu', họ là những người người chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, có tinh thần trách nhiệm, tận tụy. Bởi vậy, việc có một ngày để tôn vinh đóng góp của họ mang ý nghĩa nhân văn và ý nghĩa xã hội sâu sắc.

Ngày 27/2 hàng năm không chỉ là để tôn vinh mà còn như là một lời nhắc nhở về trách nhiệm và sứ mệnh mà các y bác sĩ được giao phó để phục vụ nhân dân. 

Trong ngày này, đội ngũ y bác sĩ, dược sĩ, những người trong ngành Y thường sẽ được mọi người thân, gia đình, những người trong xã hội tặng hoa, quà hoặc nói những lời chúc mừng chân thành, ý nghĩa, giúp họ có thêm động lực vươn lên trong cuộc sống.

 

6.NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ

Ngày Quốc tế Phụ nữ hay còn gọi là Ngày Liên Hợp Quốc vì Nữ quyền và Hòa bình Quốc tế được tổ chức vào ngày 8 tháng 3 hằng năm với vai trò là tâm điểm trong phong trào đấu tranh vì quyền của phụ nữ, thu hút sự chú ý đến các vấn đề như bình đẳng giới, quyền sinh sản, bạo lực và lạm dụng đối với phụ nữ. Ngày này được Liên Hợp Quốc chính thức hóa vào năm 1975

7. NGÀY THÀNH LẬP ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN

Vào mùa xuân năm 1931, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 2 được diễn ra từ ngày 20 đến ngày 26 tháng 3 đã có một phần chương trình quan trọng trong buổi làm việc để bàn về công tác thanh niên. Từ những nội dung trong phần làm việc này đã đi đến những quyết định có ý nghĩa đặc biệt như các cấp ủy Đảng từ Trung ương cho đến địa phương phải cử ngay các ủy viên của Đảng phụ trách những công tác Đoàn

Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội lớn nhất của thanh niên Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện.

8. NGÀY GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG

Ngày giỗ Tổ Hùng Vương đã trở thành ngày lễ chính thức tại Việt Nam từ năm 2007, được xác định là ngày mùng Mười tháng Ba Âm lịch.

Ngày lễ này được dành để tưởng niệm công ơn của các vua Hùng đã trị vì Việt Nam suốt hơn 2.500 năm cho đến khoảng năm 250 trước Công nguyên. Tại Việt Nam, các vị vua Hùng được xem như là những người đã có công dựng nước.

Lễ hội giỗ Tổ Hùng Vương được bắt đầu chuẩn bị hai ngày trước ngày lễ chính thức, tức là vào ngày mùng Tám tháng Ba, và các hoạt động lễ hội tiếp tục cho đến ngày Mười Một, tức là một ngày sau ngày lễ chính thức. Các hoạt động lễ hội chính tập trung quanh Đền Hùng tại thôn Cổ Tích. Ngày mùng Mười tháng Ba, tức là ngày thứ ba của dịp lễ hội này, là ngày giỗ Tổ Hùng Vương chính thức mặc dù ngày ấy không phải là ngày mất của vị vua Hùng nào cả.

Có một nghi lễ rước kiệu về Đền Hùng được tổ chức trong ngày giỗ Tổ Hùng Vương, bắt đầu từ chân núi Nghĩa Lĩnh. Rất nhiều người tập trung tại đó để tham gia chuyến rước kiệu lên núi. Lễ rước dừng lại ở nhiều ngôi đền khác nhau nằm dọc theo tuyến đường lên núi cho đến khi đến được Đền Hùng tọa lạc tại đỉnh núi.

9. NGÀY THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC

Việt Nam chọn ngày 30 tháng 04 để mừng Ngày Thống nhất đất nước. Đó là ngày sụp đổ của chế độ Sài gòn trước lực lượng Giải phóng miền Nam vào thời điểm cuối của cuộc Chiến tranh Việt Nam. Ngay sau khi được giải phóng, thành phố Sài gòn được đổi tên là thành phố Hồ Chí Minh để tưởng niệm vị lãnh đạo kiệt xuất của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Vào ngày này, các bạn sẽ thấy quốc kỳ Việt Nam được treo cao ở khắp mọi nẻo đường trong nước. Sẽ có một cuộc diễu hành diễn ra tại thành phố Hồ Chí Minh và nhiều nhà lãnh đạo chính trị sẽ đăng đàn phát biểu trước công chúng. Vào ngày này, các ngân hàng, công sở nhà nước và trường học sẽ đóng cửa. Nhiều chuyến du lịch được tổ chức vào thời điểm này trong năm, và Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là điểm tham quan hàng đầu trong dịp này.

Do Ngày Thống nhất rơi ngay trước Ngày Quốc tế Lao động, đây thực sự là một thời gian vui chơi giải trí đáng ghi nhận hàng năm

10. NGÀY QUỐC TẾ LAO ĐỘNG

Việt Nam chọn 01 tháng 05 là Ngày Quốc tế Lao động hàng năm. Do chính phủ thuộc Đảng Cộng sản Việt Nam được nhìn nhận là công cụ bảo vệ quyền lợi của người lao động, Ngày Quốc tế Lao động là ngày lễ chính đối với nhiều tổ chức chính trị trong nước.

Do Ngày Thống nhất rơi vào ngày 30 tháng 04, thời gian này trong năm thường bao gồm nhiều sự kiện và lễ hội phù hợp với tâm lý vui chơi và giải trí.

Ngày Quốc tế Lao động được xem là ngày tưởng niệm phong trào của người lao động trên toàn thế giới vào thế kỷ XIX. Tại Việt Nam, nó cũng được sử dụng để đánh dấu sự hình thành của bước trổi dậy của những người lao động thông qua những cuộc biểu dương lực lượng của giới lao động do các tổ chức công đoàn ở nhiều thành thị tổ chức.

Tuy nhiên, hiện nay nhiều người không còn quan tâm đến ý nghĩa sâu xa của ngày lễ ấy mà chỉ xem đó là một ngày nghỉ việc cần phải có hàng năm. Họ có thể không tham dự bất cứ sự kiện nào do các tổ chức công đoàn tổ chức, chỉ dành thời gian trong ngày lễ này để nghỉ ngơi tại nhà hay du ngoạn đây đó. Tổ chức ăn uống ở gia đình, đi dạo hay cắm trại ngoài trời, đi mua sắm trở thành những cách đón mừng phổ biến trong ngày lễ này.

11. LỄ PHẬT ĐẢN

Với các tín đồ Phật giáo, Lễ Phật Đản được xem là một ngày lễ lớn trong năm, được những người mang đạo Phật giáo vô cùng tôn kính, trang trọng. Vào ngày này, những người con theo đạo sẽ tiến hành dâng hương để tưởng nhớ và cầu xin phước lành từ Đức Phật.

Năm 1950, đại hội Phật giáo thế giới lần đầu tiên tổ chức tại Colombo, Sri Lanka, các phái đoàn đến từ 26 quốc gia là thành viên đã thống nhất ngày Phật đản quốc tế là 15/4 âm lịch. 

Tại Việt Nam, lễ Phật đản hàng năm thường được Giáo hội Phật giáo tổ chức. Vào ngày Phật đản, các phật tử không sát sinh, mọi người đều ăn chay, lau dọn vệ sinh nhà cửa, trang trí bàn thờ Phật. Phật tử có thể đến chùa làm công quả hoặc nghe thuyết giảng để được thanh tịnh. 

12. NGÀY SINH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

Vào ngày cách mạng tháng 8/1945 thành công, ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc Bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Kể từ ngày đó, đông đảo đồng bào trong nước và bè bạn quốc tế biết đến Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam.

Đặc biệt, chính tiếng mang lớn ngày hôm đó, nên tên tuổi của bác Hồ cũng được đông đảo mọi người biết đến và biết đến ngày 19/5 là sinh nhật của Người. Từ đó trở đi, vào những dịp sinh nhật Bác, đồng bào, đồng chí và bạn bè quốc tế lại gửi tới Người những bó hoa tươi thắm và những lời chúc mừng tốt đẹp nhất. 

Khi bác còn, Bác Hồ nổi tiếng là người sống rất giản dị và khiêm tốn. Chính vì thế những món quà được mọi người tặng Bác nhân ngày sinh nhật Bác không muốn phô trương. Đây là lý do mà đến tận tháng 5/1946, toàn thể nhân dân Việt Nam mới được biết đến ngày sinh của Bác.

Năm 1946 là năm kỷ niệm ngày sinh Bác Hồ lần đầu tiên. Sáng 19/5/1946, tại Bắc Bộ phủ, các đại biểu thiếu nhi thủ đô, tự vệ, hướng đạo và hơn 50 đại biểu Nam Bộ đã đến chúc mừng sinh nhật Bác. 

13. NGÀY QUỐC TẾ THIẾU NHI

Ngày Quốc tế Thiếu nhi là ngày 1/6 Dương lịch hằng năm, ngày này được Liên đoàn Phụ nữ dân chủ Quốc tế chọn làm ngày Quốc tế Thiếu nhi vào năm 1949 và được lan rộng ra khắp thế giới.

Ngày 1/6/1950 là ngày Quốc tế Thiếu nhi đầu tiên tại Việt Nam, dù đang trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp, nhưng các bé thiếu nhi đã nhận được lời chúc từ bác Hồ, từ đó ngày 1/6 hàng năm được xem là một ngày tết của thiếu nhi toàn quốc.

Ý nghĩa của ngày này là mong muốn các nước hãy có trách nhiệm, bảo vệ và chăm sóc các thiếu niên nhi đồng, cũng như giảm ngân sách quân sự và tăng ngân sách giáo dục. Đồng thời, còn mang ý nghĩa tán dương những lực lượng đã đứng lên đấu tranh để bảo vệ quyền và lợi ích cho trẻ em, các bà mẹ.

Việt Nam chúng ta là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em, đây là văn kiện pháp lý quốc tế đầu tiên nói về quyền trẻ em gồm quyền được chăm sóc, bảo vệ và giúp đỡ đặc biệt.

14. TẾT Đ0AN NGỌ

Tết Đoan Ngọ hay còn được gọi là Tết nửa năm và Tết diệt trừ sâu bọ, diễn ra vào ngày 5 tháng 5 Âm lịch hằng năm. Vào ngày này, người dân thường bày mâm lễ cúng bao gồm các lễ vật quan trọng như hương, hoa, rượu nếp, vàng mã, trái cây, bánh tro…

Mục đích của mâm cúng ngày lễ Tết này là để xua đuổi sâu bọ phá hoại mùa màng, hy vọng vào nửa năm sau đầy bội thu, thuận lợi.

15. NGÀY THƯƠNG BINH LIỆT SĨ

Ngày Thương binh Liệt sỹ ( 27/7) có ý nghĩa lịch sử, chính trị, xã hội sâu sắc, đó là: 

- Truyền thống “hiếu nghĩa bác ái”, lòng quý trọng và biết ơn của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đối với những người đã hi sinh, cống hiến vì độc lập, tự do và thống nhất của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân; qua đó phát huy tinh thần yêu nước, củng cố và bồi đắp niềm tin vào sự nghiệp cách mạng mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn.

- Tôn vinh các anh hùng, liệt sỹ, thương binh và người có công; khẳng định sự cống hiến, hy sinh của họ cho độc lập, tự do của dân tộc, cho hạnh phúc của nhân dân là vô giá. Việc chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công là vinh dự, là trách nhiệm của các cấp, các ngành, tổ chức chính trị - xã hội và của mọi người, của thế hệ hôm nay và mai sau.

- Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trân trọng đánh giá cao những cống hiến, hy sinh to lớn của đồng bào, chiến sỹ đối với Tổ quốc; đồng thời cũng luôn chú trọng giáo dục ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân và lòng biết ơn sâu sắc của các tầng lớp nhân dân, của các thế hệ cách mạng đối với thương binh, liệt sỹ và người có công với cách mạng.

16. LỄ VU LAN

Lễ Vu Lan  hay còn được gọi là ngày Rầm tháng 7, đây là một trong các ngày lễ lớn của Phật Giáo mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Cụ thể, Lễ Vu lan mang 4 ý nghĩa chính:

Ngày báo hiếu: Vào ngày 15/7 con cái sẽ cầu nguyện cho cha mẹ của mình luôn có được sức khỏe dồi dào, bình an và hạnh phúc.

 Ngày cứu khổ: Phật tử sẽ đến chùa và tụng kinh, cúng cô hồn cho những vong linh không nơi nương tựa.

Ngày báo ân và tri ân: Con người sẽ thực hiện những việc thiện như tụng kinh, bố thí, phóng sinh…

Ngày hiếu thuận với cha mẹ: Ngày mà con cái tề tựu về bên cạnh cha mẹ, cùng nhau trải qua những phút giây hạnh phúc để thể hiện sự hiếu thảo, lòng tôn kính dành cho đấng sinh thành.

17. NGÀY LỄ QUỐC KHÁNH

Việt Nam đón mừng Quốc khánh vào ngày 02 tháng 09 hàng năm để tưởng niệm ngày 02 tháng 09 năm 1946 khi Việt Nam chính thức tuyên bố độc lập và thoát khỏi ách thống trị của thực dân Pháp. Đó là ngày mà Chủ tịch Hồ Chí Minh trang trọng đọc bản Tuyên bố Độc lập tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội.

Việt Nam đã từng là một thế lực độc lập tại Đông Nam Á trong suốt một thời gian dài nhưng bị rơi vào ách thống trị của Pháp trong thời thuộc địa. Quá trình đấu tranh giành độc lập của người Việt Nam đã diễn ra trước Thế chiến II, và phong trào đấu tranh phát triển nhanh chóng sau đó. Khi quân đội Nhật bị buộc rời khỏi Việt Nam, các lực lượng đấu tranh tại địa phương đã nắm quyền kiểm soát đất nước. Nhưng sau đó, thực dân Pháp nhanh chóng gửi lực lượng quân đội của họ đến Đông Dương để tái thu hồi thuộc địa.

Cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 phát triển đến đỉnh điểm khi lực lượng Việt Minh tuyên bố Việt Nam độc lập vào ngày 02 tháng 09 năm 1945.

Trong những ngày nghỉ lễ tại Việt Nam, Ngày Quốc Khánh là ngày mang tinh thần ái quốc cao nhất. Đó là ngày đầy pháo hoa, những bài phát biểu cổ xúy lòng yêu nước và những lá quốc kỳ Việt Nam tung bay. Vào ngày này, thường có một cuộc diễu hành rầm rộ qua Quảng trường Ba Đình tại thủ độ Hà Nội, và các bạn sẽ nhìn thấy hình ảnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh được treo trang trọng ở khắp các khu vực công cộng.

18. RẰM TRUNG THU

Bên cạnh Tết Nguyên đán, thì Rằm Trung Thu (15/8 ) cũng là một trong các ngày lễ trong năm được nhiều trẻ em mong chờ nhất. Vào ngày trăng tròn này, ta thường bắt gặp hình ảnh những đứa trẻ xách lồng đèn Trung Thu cùng rước đèn, phá cỗ, mang đến cảm giác vui vẻ và ấm áp.

19. NGÀY THÀNH LẬP HỘI PHỤ NỮ VIỆT NAM

Ngày Phụ nữ Việt Nam là kỷ niệm mốc thành lập Hội Phụ nữ phản đế Việt Nam (20 tháng 10 năm 1930).

Đây là tổ chức do Đảng Cộng sản Việt Nam phê duyệt thành lập, về sau đổi tên thành Hội Phụ nữ Việt Nam, là tổ chức có vai trò chính trị xã hội trong thời chiến cũng như thời bình. Cũng giống nhiều Hội khác của Đảng Cộng sảnchính phủ Việt Nam, ngày thành lập thường được tổ chức kỷ niệm long trọng ở các cấp từ trung ương tới địa phương, trong các cơ sở doanh nghiệp Nhà nước.

Việc tổ chức kỷ niệm và tuyên truyền rộng rãi trong một giai đoạn dài khiến ngày 20 tháng 10 ăn sâu vào trong đời sống xã hội. Nhiều người cũng cho rằng đây là ngày tôn vinh những người phụ nữ giống như ngày Quốc tế Phụ nữ (8 tháng 3)Vào dịp này, phụ nữ Việt Nam được nhiều người bày tỏ sự quan tâm và tôn vinh dưới nhiều hình thức nhưng phổ biến nhất vẫn là tặng hoa hồng, thiệp và kèm theo những lời chúc mừn

20. NGÀY LỄ HỘI MA QUỶ (HALLOWEEN)

Halloween là lễ hội truyền thống tại các nước phương Tây được tổ chức vào ngày 31/10 hàng năm và thường được mọi người nhớ đến với hình ảnh hóa trang đầy kinh dị, ma quái. Do sự giao thoa văn hóa, ngày nay Halloween không chỉ là ngày lễ tôn giáo mà còn là lễ hội hóa trang vui chơi giải trí phổ biến và quen thuộc ở nhiều quốc gia trên thế giới, và Việt Nam cũng không ngoại lệ.

Lễ hội Halloween được tổ chức hằng năm vào ngày cuối cùng của tháng 10. Bắt đầu từ chiều tối cho đến 12h đêm, người dân sẽ hóa trang thành những nhân vật đáng sợ như ma quỷ hoặc bất kỳ nhân vật nào họ thích, sau đó tới từng nhà để gõ cửa nhận kẹo và chúc tụng nhau.

Theo đó, truyền thuyết xa xưa kể rằng, Jack là một chàng trai thiếu niên tham lam, keo kiệt, chỉ bất cất giấu tiền bạc mà chưa bao giờ cho ai một chút gì. Thậm chí anh ta đã từng chơi đùa thoải mái với ma quỷ. Có người cho rằng Jack đã lừa một con quỷ Satan trèo lên một ngọn cây, nhân lúc nó không chú ý, hắn đã khắc hình chữ thập lên gốc cây và “nhốt” con quỷ trên đó. Mục đích khi ấy của Jack là thỏa thuận với con quỷ, hòng bắt nó không được trêu chọc mình nữa.

Sau này, do phạm quá nhiều tội lỗi nên khi qua đời, Jack đã không được lên thiên đàng và cũng không được xuống địa ngục. Hắn phải đi lang thang đến nhiều nơi tìm chỗ trú chân, hơi ấm duy nhất sưởi ấm cho Jack trong mùa giá lạnh là ngọn nến leo lắt thắp bên trong quả bí ngô hắn mang theo bên mình.

Qua câu chuyện của Jack, có hai ý nghĩa mà lễ hội này muốn gửi gắm đến mọi người là sự giáo dục và nhân văn. Về ý nghĩa giáo dục, sống trên đời không nên keo kiệt, bủn xịn hay tham lam, nên từ bi, bác ái và giúp đỡ những người gặp khó khăn.

Về ý nghĩa nhân văn, tối kỵ trêu đùa với ma quỷ, hiểu theo nghĩa bóng “ma quỷ” chính là sự lừa lọc, đe dọa làm người khác sợ hãi và cả những việc tinh quái gây nguy hại đến người khác. Chưa kể, việc giao du với ma quỷ rất dễ bị cám dỗ, đi theo con đường tăm tối và tội lỗi.

21. NGÀY LỄ NHÀ GIÁO VIỆT NAM

Nhà giáo luôn là nghề cao quý nhất, họ như những người lái đò qua sông thầm lặng, đưa nhiều thế hệ cập bến tri thức. Vì thế, ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 ra đời để học sinh có dịp tri ân, tôn vinh và thể hiện tình cảm sâu sắc của mình đến các thầy cô giáo.

Đây chính là lễ hội của ngành Giáo dục và là Ngày Nhà giáo, ngày "tôn sư trọng đạo" nhằm mục đích để tôn vinh những người dạy học và những người trong ngành giáo dục.

Tôn sư trọng đạo” vẫn luôn là tín ngưỡng suốt bao đời của người dân Việt Nam. Đó là lý do ngày 20/11 trở thành ngày tôn vinh “những người lái đò thầm lặng” đưa các lứa học trò “qua sông”. Đồng thời, đây cũng là dịp để học sinh bày tỏ lòng biết ơn đối với thầy cô của mình. 

Bên cạnh đó, Ngày Nhà giáo Việt Nam cũng là thời điểm để ngành giáo dục nhìn nhận và đánh giá hiệu quả các hoạt động giáo dục. Từ đó có những khen thưởng cho những cá nhân và tập thể xứng đáng. Ngoài ra, đây còn là lúc để lập phương hướng và cải thiện tình hình giáo dục trong tương lai.

22. NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM

Vào ngày 22/12/1944 tại Cao Bằng Chủ tịch Hồ Chí MInh đã ra chỉ thị thành lập “Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân”. Từ ngày thành lập đội luôn phát triển và trưởng thành, từ đó ngày 22/12 được xác định là ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Tại khu rừng huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng vào ngày 22/12/1944 Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đã làm lễ thành lập có 3 tiểu đội với 34 chiến sĩ do Võ Nguyên Giáp chỉ huy. Đồng chí Hoàng Sâm làm đội trưởng, Xích Thắng (Dương Mạc Thạch) làm chính trị viên, Hoàng Văn Thái phụ trách Kế hoạch-Tình báo, Vân Tiên (Lộc Văn Lùng) quản lý.

34 chiến sĩ với 34 khẩu súng họ là những người dũng cảm, kiên quyết trong các đội du kích Cao-Bắc-Lạng, Cứu quốc quân,... họ có lòng yêu nước và căm thù giặc rất cao vì thế đã siết chặt họ thành 1 khối vững chắc, không kẻ thù nào phá vỡ được.

17 giờ chiều 25-12-1944 và 7 giờ sáng ngày 26-12-1944 Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đã đột nhập đồn Nà Ngần, tiêu diệt 2 đồn địch, giết chết 2 tên đồn trưởng, bắt sống toàn bộ binh lính, thu toàn bộ vũ khí, quân trang, quân dụng.

Từ lúc thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân lập nhiều chiến công, luôn phát triển và trưởng thành. Từ đó ngày 22/12/1944 được xác định là ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.

Theo chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương Đảng và quyết định của Chính phủ năm 1989, ngày 22/12 không chỉ là ngày kỷ niệm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam mà còn là Ngày hội Quốc phòng toàn dân.

23. NGÀY LỄ GIÁNG SINH

Nằm cuối cùng trong danh sách các ngày lễ trong năm là Giáng Sinh 24 – 25/12. Cụ thể hơn, 24/12 là lễ Vọng và 25/12 mới là lễ Giáng sinh, ngày Chúa Giêsu chính thức thức chào đời.

Đây là một trong các ngày lễ lớn trong năm được nhiều người mong chờ. Không chỉ dành riêng cho đạo Thiên Chúa, mà Giáng Sinh được tất cả mọi người ưa chuộng và háo hức. Mọi người đều muốn cùng người quan trọng với mình cùng nhau trải qua ngày lễ ý nghĩa này.

24. LỄ CÚNG ÔNG TÁO

Hàng năm, theo quan niệm của người Việt thì đúng vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch, là ngày Táo Quân cưỡi cá chép bay về trời để bẩm báo mọi việc lớn nhỏ xảy ra trong gia đình của gia chủ cho Ngọc Hoàng. Cho đến đêm Giao thừa Táo Quân sẽ quay về hạ giới để tiếp tục công việc trông coi bếp lửa của mình.

Những đồ vàng mã như mũ, áo, hia và một số vàng thoi bằng giấy sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp cùng với bài vị cũ. Sau đó người ta sẽ lập bài vị mới cho Táo Công.

Ngoài ra, người việt còn cúng cá chép để các ông, bà Táo có phương tiện về chầu trời, ở miền Bắc người ta còn cúng một con cá chép còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý "cá hóa long" nghĩa là cá sẽ biến thành Rồng đưa ông Táo về trời. Con cá chép này sẽ được "phóng sinh" (thả ra ao hồ hay ra sông) sau khi cúng. Ở miền Trung, người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Miền Nam thì lễ vật đơn giản, họ chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy.Tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính kể trên, người ta hoặc làm mâm cỗ mặn (với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng...) hay lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc...) để tiễn Táo Quân.

Lễ cúng tiễn đưa Ông Táo chầu Trời được cúng vào tối ngày 22 tháng Chạp Âm lịch hàng năm, vì đầu ngày 23 tháng Chạp Ông Táo đã chầu Trời, nếu để sang ngày 23 tháng Chạp mới cáo lễ tiễn đưa Ông Táo về Trời, e rằng Ông Táo sẽ không nhận được lễ vật tâm thành của gia chủ. Sau khi bày lễ, thắp hương và khấn vái xong, đợi hương tàn lại thắp thêm một tuần hương nữa, lễ tạ rồi hóa vàng mã và thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối… để cá chở ông Táo lên chầu Trời.

Nghi lễ cúng ông ông táo về nhà mới đầy đủ nhất gia chủ cần biết

 

  Theo dõi chúng tôi trên

Jiker Agency

Làm việc: T2 - T7 (Từ 8h - 17h)
Ngày nghỉ: Chủ nhật & Ngày lễ

Giờ làm việc

Trong tuần:  Thứ 2 đến Thứ 6
Cuối tuần & lễ:  nghỉ
Sáng:  8:00 - 12:00
Chiều:  13:00 - 17:00